Làm thế nào để biết được các tháng có 31 ngày là tháng nào hay tính được tháng này có 31 ngày không một cách nhanh nhất? Và tại sao tháng 2 lại chỉ có 28, 29 ngày và âm lịch có ngày 31 không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Làm thế nào để biết được các tháng có 31 ngày là tháng nào hay tính được tháng này có 31 ngày không một cách nhanh nhất? Và tại sao tháng 2 lại chỉ có 28, 29 ngày và âm lịch có ngày 31 không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Vậy vì đâu mà lại có các tháng 31 ngày, 30 ngày? Thực tế, nguồn gốc của việc quyết định số ngày trong mỗi tháng có liên quan đến lịch cổ đại. Cũng như là các quy ước được thiết lập bởi các nền văn minh cổ đại.
Lịch Rôma cổ đại đã có 10 tháng đầu với 30 hoặc 31 ngày. Còn tháng thứ 11 và 12 được thêm vào sau đó. Tháng 2, là tháng cuối cùng, được giữ lại với 28 hoặc 29 ngày tùy thuộc vào năm nhuận. Khi Julius Caesar đổi lịch vào năm 45 trước Công nguyên, ông đã thêm vào tháng 7 và 8. Sau đó điều chỉnh số ngày trong một số tháng để làm cho lịch năm có tổng cộng 365 ngày. Cùng với đó là một năm nhuận mỗi 4 năm.
Tháng 2 là một tháng đặc biệt trong năm vì nó chỉ có nhiều nhất 29 ngày vào năm nhuận và phải 4 năm một lần mới có ngày 29. Bạn có từng thắc mắc tại sao các tháng có 31 ngày, còn tháng 2 lại có ngày như vậy không? Cùng nhau đi tìm hiểu nguyên do nhé.
Có thể chia quá trình này thành 3 giai đoạn lịch sử giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn, cụ thể:
Chúng ta phải nhắc đến nguồn gốc của lịch dương. Theo đó, lịch dương bắt nguồn từ lịch La Mã được ban hành bởi Romulus - vị hoàng đế đầu tiên của Rome. Tương tự như âm lịch phương Đông, lịch ban hành dựa vào chu kỳ của Mặt Trăng. Tuy nhiên, lịch La Mã chỉ có 10 tháng. Bắt đầu từ tháng ba và kết thúc vào tháng mười hai.
Như vậy, sẽ có một khoảng thời gian hai chu kỳ trăng không có trong lịch. Vì hoàng đế Rome cho rằng đây là mùa đông không có ý nghĩa gì với nông nghiệp nên không cần đưa vào.
Sau này, bộ lịch đủ 12 tháng được hoàng đế Numa Pompilius ban hành vào khoảng thế kỷ 8 TCN. Quy ước mỗi tháng có 28 ngày, tổng cộng 354 ngày một năm. Kéo dài đủ 12 chu kỳ trăng. Sau đó, nhà vua thấy số 28 không may mắn. Nên đổi mỗi tháng thêm 1 ngày thành 29 ngày, trừ tháng 2 vẫn giữ nguyên. Tại thời điểm này, các tháng có 31 ngày không xuất hiện.
Vì chu kỳ biến đổi thời tiết trong năm gắn liền với chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Nên lịch theo chu kỳ mặt trăng dần không còn phù hợp. Việc thay đổi làm cách tính lịch trở lên rắc rối và không chính xác.
Đến năm 45 TCN, Julius Caesar đã quyết định thay đổi hệ thống tính lịch. Ông giữ nguyên 12 tháng và thêm ngày vào các tháng để trùng với chu kỳ Mặt Trời. Caesar đặt quy định 4 năm một lần thì tháng 2 sẽ được cộng thêm một ngày cho phù hợp với chu kỳ của Mặt Trời. Các tháng có 31 ngày, 30 ngày vẫn như cũ.
Từ góc nhìn lịch sử, có thể giải thích tại sao tháng 2 lại chỉ có 28 hoặc 29 ngày trong năm. Bởi dương lịch mà con người sử dụng ngày nay được phát triển và hoàn thiện từ lịch La Mã cổ đại. Cách chia các tháng vẫn giữ nguyên để tôn trọng lịch sử và cũng là lí do tháng 2 có ít ngày hơn.
Bên cạnh đó, mình sẽ giải thích một chút về hiện tượng năm nhuận (tháng 2 có 29 ngày). Bởi năm nhuận được tính theo dương lịch, một năm nhuận sẽ có 366 ngày. Nguyên nhân là do trái đất phải mất 365 ngày và 6 giờ để quay quanh mặt trời. Sau 4 năm sẽ dư thêm 24 giờ tương đương với 1 ngày và ngày nhuận đó được tính vào tháng 2.
Để xác định xem năm nào là năm nhuận, chúng ta thường sử dụng một quy tắc đơn giản. Đó là năm nhuận là năm chia hết cho 4. Trừ trường hợp năm chia hết cho 100 nhưng không chia hết cho 400.
Áp dụng quy tắc này, năm 2024 là năm nhuận Dương lịch. Bởi vì 2024 chia hết cho 4 mà không chia hết cho 100. Vậy nên năm 2024 sẽ có tháng 2 là 29 ngày.
Ý nghĩa của tháng nhuận là để điều chỉnh sai số phần lẻ của năm Mặt trời. Đó là khoảng 0,242198 ngày mà lịch không đưa vào lúc ban đầu. Do đó, để khắc phục điều này, quy tắc thêm một ngày vào mỗi bốn năm được thiết lập.
Năm nhuận, có tổng cộng 366 ngày, với tháng 2 có 29 ngày. Điều này giúp đồng bộ hóa lịch với các sự kiện thiên văn. Cũng như là giữ cho mùa vụ và các chu kỳ tự nhiên khác diễn ra đúng theo quy luật.
Ngoài các tháng có 31, 30 ngày thì tháng 2 là tháng chỉ có vỏn vẹn 28 hoặc 29 ngày. Nguyên nhân là lịch tháng 2 xuất phát từ lịch La Mã cổ đại dựa trên chu kỳ mặt trăng. Ban đầu, lịch chỉ có 10 tháng, bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc với tháng 12. Tháng 2 sau đó được thêm vào để đảm bảo năm có đủ 12 tháng. Tuy nhiên, hoàng đế La Mã (Numa Pompilius) quyết định bớt 1 ngày khỏi tháng 2. Nhằm để duy trì số ngày lẻ nhiều hơn, vì với quan niệm rằng số chẵn là số xui xẻo. Ngoài ra, tháng 2 được chọn là vì tháng này thường xuyên có các nghi lễ liên quan đến sự chết chóc.
Khoảng năm 45 TCN, Hoàng đế Julius Caesar thay đổi phương thức tính lịch. Ông duy trì 12 tháng, nhưng thêm ngày vào các tháng để đồng bộ với chu kỳ của mặt trời. Hệ thống lịch mới này bao gồm việc thêm một ngày vào tháng hai mỗi 4 năm. Và đảm bảo rằng năm có thời lượng gần bằng 365.25 ngày. Điều này phù hợp với chu kỳ quay của trái đất quanh mặt trời.
Trong lịch âm, không có tháng nào có 31 ngày. Bởi vì lịch âm sử dụng chu kỳ trăng tròn và trăng khuyết để đo thời gian một tháng. Cũng như là sử dụng chu kỳ một vòng trái đất quay quanh mặt trời để đo thời gian một năm.
Một chu kỳ quay của mặt trăng quanh trái đất tương đương với chu kỳ giữa hai lần trăng tròn. Cũng có thể là giữa hai lần trăng khuyết. Điều này có giá trị chính xác là 29 ngày 12 giờ 44 phút 3 giây. Để thuận tiện, người ta làm tròn lên thành 30 ngày cho tháng đủ và 29 ngày cho tháng thiếu.
Nếu tạm thời bạn không thể nhớ được danh sách trên. Thì mình sẽ chỉ bạn một mẹo tính xem tháng này ngày có 31 không. Đây là phương pháp cực kỳ đơn giản, được rất nhiều người sử dụng.
Bước 1: Đầu tiên, bạn nắm bàn tay phải lại và úp xuống. Sau đó, bạn đếm 4 khớp ngón tay, lần lượt từ khớp trái qua phải như hình minh họa dưới đây.
Bước 2: Theo thứ tự thì khớp lồi lên là tháng 1, khớp lõm xuống là tháng 2, cứ lần lượt như vậy. Đến tháng thứ 8 lại quay về vị trí của tháng 1 mà bạn đã đếm ban đầu.
Tướng ứng với khớp lồi là các tháng có 31 ngày. Khớp lõm đại diện cho tháng có 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày vào tháng 2. Không giống như những tháng khác, tháng 2 là tháng thiếu nên chỉ có 28 ngày (năm không nhuận) hoặc 29 ngày (năm nhuận).
Từ cách đếm nhẩm này cũng cho ra được kết quả chính xác như danh sách mình liệt kê ở trên. Vậy một năm gồm 7 tháng 31 ngày là tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
Dưới đây là một số câu hỏi tổng hợp liên quan đến các tháng có 31 ngày trong năm. Cùng theo dõi nhé!
Một tháng theo âm lịch có thể có 29 hoặc 30 ngày và không có ngày 31. Điều này xuất phát từ việc lịch âm lịch sử dụng chu kỳ trăng tròn để đo thời gian một tháng. Chu kỳ này có giá trị chính xác là 29 ngày, 12 giờ, 44 phút và 3 giây. Do đó, một tháng âm lịch thường được xem là 29 ngày. Nhưng một số tháng có thể có 30 ngày để điều chỉnh cho sai số nhỏ trong lịch.
Xem thêm: Nếu bạn đang có nhu cầu thay màn hình iPhone chính hãng giá rẻ tại TPHCM và Hà Nội. Đến ngay Điện Thoại Vui, chúng tôi cam kết dịch vụ sửa chữa nhanh chóng với linh kiện chính hãng. Đảm bảo sẽ giúp điện thoại của bạn hoạt động tốt như lúc mới mua. Xem ưu đãi mới nhất tháng 12/2024 ngay tại đây!
[dtv_product_related category='thay-man-hinh/thay-man-hinh-dien-thoai-iphone']
Trên đây chúng mình đã tổng hợp các tháng có 31 ngày, 30 ngày cũng như là 28, 29 ngày. Hi vọng với những thông tin trên đã giúp giải đáp những thắc mắc của bạn về ngày trong tháng. Nếu thấy bài viết hay đừng ngại ngần mà hãy chia sẻ với mọi người cùng đọc nữa nhé!
Thứ, ngày, tháng, năm là những kiến thức cơ bản nhất mà những bạn mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng Nhật cần học. Sau đây, Du học Nhật Bản Yoko sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản về thứ, ngày, tháng, năm trong tiếng Nhật để các bạn mới học hiểu kĩ hơn.
Nếu muốn hỏi “thứ mấy?” bạn dùng “なんようび” (nanyoubi).
Hãy sử dụng “なんがつ” (nangatsu) để hỏi “tháng mấy?”.
Đọc thêm: Học 4 Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật
Để nói năm ta sẽ dùng “…ねん”(năm…), trong đó, năm được viết và phiên âm như cách đếm số thông thường.
Chẳng hạn: “Năm 2018” thì sẽ là “2018ねん” (ni-sen juu-hachi nen).
Nói số năm (1; 2; 3;… năm) dùng “…ねん” (…nen)- dùng số đếm thường cùng với “ねん”(nen) ; chẳng hạn 2 năm viết “にねん” (ninen).
Trong tiếng Nhật, khi nói ngày, tháng, năm chúng ta cần dùng cấu trúc: “Năm + Tháng + Ngày.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về từ vựng tiếng Nhật. Chúc các bạn học hiệu quả! Tham khảo thêm các bài viết thú vị khác của Trung tâm Yoko nhé!
Lịch âm tháng 10 có 30 ngày (bắt đầu từ 01/11/2024 đến 31/11/2024 dương lịch) tương ứng với ngày 01/10 đến ngày 30/10 âm lịch, năm Giáp Thìn.
Việc xem lịch âm được xem là một nét văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Thông thường, mọi người thường xem lịch âm để chuẩn bị cho những việc hệ trọng như cưới hỏi, xây nhà, tân gia,...
02/10/2024 (nhằm ngày 02/11/2024 dương lịch): Ngày Canh Ngọ, tháng Ất Hợi, năm Giáp Thìn.
27/10/2024 (nhằm ngày 27/11/2024 dương lịch): Ngày Ất Hợi, tháng Bính Tý, năm Giáp Thìn.
02/10/2024 (nhằm ngày 02/11/2024 dương lịch): Giờ tốt là Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất.
06/10/2024 (nhằm ngày 06/11/2024 dương lịch): Giờ tốt là Sửu, Thìn, Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi.
12/10/2024 (nhằm ngày 12/11/2024 dương lịch): Giờ tốt là Tý, Dần, Thìn, Dậu, Hợi.
15/10/2024 (nhằm ngày 15/11/2024 dương lịch): Giờ tốt là Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất.
18/10/2024 (nhằm ngày 18/11/2024 dương lịch): Giờ tốt là Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất.
21/10/2024 (nhằm ngày 21/11/2024 dương lịch): Giờ tốt là Mão, Ngọ, Mùi, Dậu.
25/10/2024 (nhằm ngày 25/11/2024 dương lịch): Giờ tốt là Tý, Dần, Thìn, Dậu, Hợi.
01/10/2024 (nhằm ngày 01/11/2024 dương lịch): Ngày Đường Phong, xuất hành làm mọi việc đều thông thuận.
03/10/2024 (nhằm ngày 03/11/2024 dương lịch): Ngày Đường Dương, xuất hành tốt, gặp được nhiều điều may mắn.
04/10/2024 (nhằm ngày 04/11/2024 dương lịch): Ngày Thuần Dương, có nhiều cơ hội cho sự thắng lợi.
06/10/2024 (nhằm ngày 06/11/2024 dương lịch): Ngày Hảo Thương, xuất hành thuận lợi, được quý nhân phù trợ.
10/10/2024 (nhằm ngày 10/11/2024 dương lịch): Ngày Thuần Dương, xuất hành làm mọi việc đều suôn sẻ.
12/10/2024 (nhằm ngày 12/11/2024 dương lịch): Ngày Hảo Thương, xuất hành tốt, nhận được lợi từ sự giúp đỡ của người tốt.
15/10/2024 (nhằm ngày 15/11/2024 dương lịch): Ngày Kim Dương, xuất hành có lợi, đặc biệt là trong các giao dịch buôn bán, ký hợp đồng,...
19/10/2024 (nhằm ngày 19/11/2024 dương lịch): Ngày Đường Phong, xuất hành gặp được vận may, đạt được điều kiện thuận lợi.
21/10/2024 (nhằm ngày 21/11/2024 dương lịch): Ngày Kim Dương, nên xuất hành, nắm bắt các cơ hội có được.
25/10/2024 (nhằm ngày 25/11/2024 dương lịch): Ngày Đường Phong, xuất hành làm mọi việc đều thuận lợi.
27/10/2024 (nhằm ngày 27/11/2024 dương lịch): Ngày Kim Dương), xuất hành tốt, nhận được vận may, có cơ hội cầu tài được tài
28/10/2024 (nhằm ngày 28/11/2024 dương lịch): Ngày Thuần Dương, nên xuất hành để nhận được năng lượng tích cực.
05/10/2024 (nhằm ngày 05/11/2024 dương lịch): Giờ tốt là Thìn (7 - 9 giờ), Tỵ (9 - 11 giờ), Mùi (13 - 15 giờ), Tuất (19 - 21 giờ).
09/10/2024 (nhằm ngày 09/11/2024 dương lịch): Giờ tốt là Tý (23 - 1 giờ), Dần (3 - 5 giờ), Thìn (7 - 10 giờ), Dậu (17 - 20 giờ), Hợi (21 - 23 giờ).
12/10/2024 (nhằm ngày 12/11/2024 dương lịch): Giờ tốt là Tý (23 - 1 giờ), Sửu (1 - 3 giờ), Thìn (7 - 9 giờ), Tỵ (9 - 11 giờ), Mùi (13 - 15 giờ), Tuất (19 - 21 giờ).
16/10/2024 (nhằm ngày 16/11/2024 dương lịch): Giờ tốt là Tý (23 - 1 giờ), Sửu (1 - 3 giờ), Thìn (7 - 9 giờ), Tỵ (9 - 11 giờ), Mùi (13 - 15 giờ), Tuất (19 - 21 giờ).
18/10/2024 (nhằm ngày 18/11/2024 dương lịch): Giờ tốt là Mão (5 - 7 giờ), Ngọ (11 - 13 giờ), Mùi (13 - 15 giờ), Dậu (17 - 19 giờ).
26/10/2024 (nhằm ngày 26/11/2024 dương lịch): Giờ tốt là Dần (3 - 5 giờ), Thìn (7 - 10 giờ), Tý (23 - 1 giờ), Hợi (21 - 0 giờ), Dậu (17 - 20 giờ).
29/10/2024 (nhằm ngày 29/11/2024 dương lịch): Giờ tốt là Sửu (1 - 3 giờ), Thìn (7 - 9 giờ), Ngọ (11 - 13 giờ), Mùi (13 - 15 giờ), Tuất (19 - 21 giờ), Hợi (21 - 23 giờ).
01/10/2024 âm lịch: Ngày Kỷ Tỵ, Hắc đạo trực nguy, không nên làm các hoạt động quan trọng.
05/10/2024 âm lịch: Ngày Quý Dậu, Hắc đạo trực bế, không mang lại điều tốt lành cho các hoạt động quan trọng.
8/10/2024 âm lịch: Ngày Bính Tý, Hắc đạo trực trừ, các công việc quan trọng không được như ý.
11/10/2024 âm lịch: Ngày Kỷ Mão, Hắc đạo trực định, không may mắn để thực hiện các kế hoạch quan trọng.
13/10/2024 âm lịch: Ngày Tân Tỵ, Hắc đạo trực phá, không thông thuận làm các hoạt động quan trọng.
20/10/2024 âm lịch: Ngày Mậu Tý), Hắc đạo trực trừ, không lành cho các công việc quan trọng.
23/10/2024 âm lịch: Ngày Tân Mão, Hắc đạo trực định, không có lợi nếu bạn thực hiện các dự định quan trọng.
25/10/2024 âm lịch: Ngày Quý Tỵ, Hắc đạo trực phá, nếu có dự định làm các kế hoạch quan trọng thì nên lưu ý.
29/10/2024 âm lịch: Ngày Đinh Dậu, Hắc đạo trực khai, thực hiện các hoạt động quan trọng không nhận được nhiều may mắn.
Tháng 11 dương lịch, Việt Nam có 3 ngày lễ ý nghĩa là ngày Pháp Luật Việt Nam, ngày Nhà Giáo Việt Nam và ngày thành lập Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, theo đó:
Ngày Pháp Luật Việt Nam (09/11): Đây là ngày để nhân dân tôn vinh các giá trị và vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp và Pháp luật trong đời sống của người dân. Đồng thời tinh thần thượng tôn pháp luật thấm sâu vào tư tưởng nhận thức của người dân, cơ quan và tổ chức toàn xã hội.
Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20/11): Mang ý nghĩa sâu sắc nhằm tri ân những nhà giáo, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp “trồng người”. Bên cạnh đó, ngày lễ này còn thể hiện rõ được nét đẹp truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt luôn được gìn giữ, kế thừa và phát huy.
Ngày thành lập Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam (23/11): Hội Chữ Thập Đỏ là một tổ chức xã hội - nhân đạo của quần chúng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập vào ngày 23/11/1946. Mục đích của hội này là hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho những người khó khăn, nạn nhân chiến tranh, thiên tai, thảm họa,... Đến ngày nay, ngày 23/11 được xem là ngày kỷ niệm thành lập tổ chức này.
Lưu ý, thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo