Công Nhân Viên Quốc Phòng Có Quân Hàm Không

Công Nhân Viên Quốc Phòng Có Quân Hàm Không

Nhằm hướng đến mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao thì việc ban hành Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng là rất cần thiết. Vì vậy, ngày 26/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã xem xét, thông qua Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Ngày 26/11/2015 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bao gồm 07 chương, 52 điều.

Nhằm hướng đến mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao thì việc ban hành Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng là rất cần thiết. Vì vậy, ngày 26/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã xem xét, thông qua Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Ngày 26/11/2015 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bao gồm 07 chương, 52 điều.

Đánh giá quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

Mục đích đánh giá quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

Đánh giá quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng để xác định phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.

Phân loại đánh giá quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

Căn cứ vào kết quả đánh giá quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được phân loại đánh giá theo các mức sau:

- Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ;

- Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ;

- Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ;

- Không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ.

Những việc quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng không được làm

- Chống mệnh lệnh; trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ được giao.

- Lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Những việc trái với pháp luật, điều lệnh, điều lệ và kỷ luật của Quân đội nhân dân.

- Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm.

Vị trí, chức năng của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

Theo Điều 3 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, vị trí, chức năng của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định như sau:

- Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội.

- Công nhân quốc phòng là lực lượng lao động chủ yếu thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo vị trí việc làm; thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, cải tiến, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; bảo đảm, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác của quân đội.

- Viên chức quốc phòng là thành phần chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo chức danh nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, cơ sở nghiên cứu, giáo dục đào tạo, văn hóa, đơn vị quân y và đơn vị sự nghiệp khác thuộc Bộ Quốc phòng.

Hợp tác quốc tế trong xây dựng lực lượng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

Hợp tác quốc tế trong xây dựng lực lượng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phải tuân theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; phải bảo đảm bí mật nhà nước.

Hình thức hợp tác quốc tế trong xây dựng lực lượng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:

- Đào tạo, nghiên cứu khoa học, hội thảo, trao đổi thông tin, tư liệu;

- Tham gia các hoạt động diễn tập, hội thao và thi đấu quốc tế;

Quân nhân chuyên nghiệp và viên chức quốc phòng là ai, có vị trí, chức năng như thế nào? (Hình từ internet)

Vị trí, chức năng của quân nhân chuyên nghiệp và viên chức quốc phòng

Theo Điều 3 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định  Vị trí, chức năng của quân nhân chuyên nghiệp và viên chức quốc phòng như sau:

- Quân nhân chuyên nghiệp là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội.

- Viên chức quốc phòng là thành phần chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo chức danh nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, cơ sở nghiên cứu, giáo dục đào tạo, văn hóa, đơn vị quân y và đơn vị sự nghiệp khác thuộc Bộ Quốc phòng.

Quân nhân chuyên nghiệp và viên chức quốc phòng là ai?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 2 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 thì :

- Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

- Công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.

- Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

- Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015.

Ngoài ra, tại Khoản 5 Điều 2 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về chiến đấu viên là quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu.

Quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp và viên chức quốc phòng

Căn cứ Điều 6 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp và viên chức quốc phòng như sau:

- Quyền của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:

+ Được Nhà nước bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ của Quân đội nhân dân;

+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quân sự, pháp luật và chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với vị trí, chức danh đảm nhiệm;

+ Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:

+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;

+ Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó;

+ Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, quân đội, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;

+ Học tập chính trị, quân sự, pháp luật, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu phù hợp với từng đối tượng;

+ Quân nhân chuyên nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân, các nghĩa vụ khác của quân nhân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật;

+ Công nhân quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của người lao động, chấp hành kỷ luật, nội quy lao động theo quy định của pháp luật; viên chức quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của viên chức theo quy định của Luật viên chức.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

(Bqp.vn) - Thành lập ngày 22 tháng 10 năm 1963, Quân chủng Phòng không - Không quân đảm nhiệm nhiệm vụ phòng không quốc gia và không quân; là lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ vùng trời của Tổ quốc, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia, bảo vệ nhân dân và tham gia bảo vệ các vùng biển, đảo của Tổ quốc; tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không lục quân và không quân thuộc các quân chủng, binh chủng, ngành,... Lực lượng Phòng không - Không quân có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ hoặc tham gia tác chiến trong đội hình quân, binh chủng hợp thành. Lực lượng Không quân vận tải ngoài nhiệm vụ vận chuyển phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, còn tham gia các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thiên tai và phát triển kinh tế.

Tổ chức Quân chủng Phòng không - Không quân bao gồm Bộ Tư lệnh Quân chủng, các đơn vị chiến đấu và bảo đảm; các học viện, nhà trường..., các đơn vị kinh tế - quốc phòng. Bộ Tư lệnh Quân chủng có Tư lệnh, Chính ủy, các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy, các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, phòng không nhân dân và các đơn vị trực thuộc. Quân chủng có các sư đoàn không quân, sư đoàn phòng không và một số đơn vị không quân trực thuộc là các đơn vị chiến đấu chủ yếu.

Quân chủng Phòng không - Không quân được trang bị các loại máy bay Su-30 MK2, Su-27, Su-22, máy bay vận tải tầm trung C-295, máy bay chiến đấu tiêm kích hạng nhẹ MiG-21; Tổ hợp tên lửa tầm xa S-300PMU1, tên lửa Spyder; rađa tầm xa 36D6M1-2; pháo cao xạ các loại...; đang nghiên cứu, sản xuất một số loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, hiện đại hóa một số loại rađa; cải tiến, hiện đại hóa tổ hợp tên lửa phòng không,...

Trong các cuộc chiến tranh giải phóng, lực lượng Phòng không - Không quân đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân và hải quân Mỹ, bảo vệ các tuyến giao thông vận tải chi viện cho miền Nam, góp phần bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Lực lượng Phòng không - Không quân đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác.