Giao thông thuận lợi và ở địa bàn gần thủ đô nên người dân Tân Quang rất năng động trong phát triển kinh tế. Trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện dự án khu đô thị Đại An, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã giảm hơn 130 ha, diện tích đất còn lại là hơn 41 ha, nông dân Tân Quang thực hiện đề án phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng hoa, cây cảnh, cây dược liệu và rau màu các loại. Nắm bắt được nhu cầu chơi hoa của người dân thủ đô và các tỉnh, thành, người dân thôn Ngọc Đà đã trồng hoa đào cảnh, đào thế…Mấy năm qua, thôn đã thành lập tổ hoa đào nhằm giúp nhau về kỹ thuật chăm sóc cây, thông tin cho nhau thị trường…Ông Phùng Viết Đạt, Tổ trưởng, tổ hoa đào cho hay: “Tổ hoa đào chúng tôi có hơn 120 thành viên, cứ 6 tháng họp 1 lần trao đổi kinh nghiệm về thời tiết để chăm sóc cây được tốt và thời gian tuốt lá để hoa đào nở đúng dịp tết, cách làm đào thế được đẹp để cho thuê được giá cao. Nhờ đó, nhiều hộ đạt doanh thu cao sau tháng tết, điển hình như gia đình ông Phùng Viết Hưng, cùng với diện tích của gia đình ông đã thuê thêm diện tích ruộng để trồng 400 cây đào thế. Từ kinh nghiệm nhiều năm làm cây đào thế đẹp và quảng cáo trên nhiều loại hình, nên năm nay ông cho thuê và bán được giá cao ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước, có cây cho thuê được 45 triệu đồng trong dịp tết, tổng doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng. Nhiều hộ khác doanh thu đạt 300-500 triệu đồng. Chính vì vậy, việc sản xuất nông nghiệp ở thôn tôi thu nhập đạt khoảng 530 triệu đồng/ha/năm”.
Giao thông thuận lợi và ở địa bàn gần thủ đô nên người dân Tân Quang rất năng động trong phát triển kinh tế. Trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện dự án khu đô thị Đại An, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã giảm hơn 130 ha, diện tích đất còn lại là hơn 41 ha, nông dân Tân Quang thực hiện đề án phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng hoa, cây cảnh, cây dược liệu và rau màu các loại. Nắm bắt được nhu cầu chơi hoa của người dân thủ đô và các tỉnh, thành, người dân thôn Ngọc Đà đã trồng hoa đào cảnh, đào thế…Mấy năm qua, thôn đã thành lập tổ hoa đào nhằm giúp nhau về kỹ thuật chăm sóc cây, thông tin cho nhau thị trường…Ông Phùng Viết Đạt, Tổ trưởng, tổ hoa đào cho hay: “Tổ hoa đào chúng tôi có hơn 120 thành viên, cứ 6 tháng họp 1 lần trao đổi kinh nghiệm về thời tiết để chăm sóc cây được tốt và thời gian tuốt lá để hoa đào nở đúng dịp tết, cách làm đào thế được đẹp để cho thuê được giá cao. Nhờ đó, nhiều hộ đạt doanh thu cao sau tháng tết, điển hình như gia đình ông Phùng Viết Hưng, cùng với diện tích của gia đình ông đã thuê thêm diện tích ruộng để trồng 400 cây đào thế. Từ kinh nghiệm nhiều năm làm cây đào thế đẹp và quảng cáo trên nhiều loại hình, nên năm nay ông cho thuê và bán được giá cao ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước, có cây cho thuê được 45 triệu đồng trong dịp tết, tổng doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng. Nhiều hộ khác doanh thu đạt 300-500 triệu đồng. Chính vì vậy, việc sản xuất nông nghiệp ở thôn tôi thu nhập đạt khoảng 530 triệu đồng/ha/năm”.
Với những thành tích đạt được trong 30 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, dân và quân huyện Châu Đức vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý, như: Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba; "Cờ thi đua của Chính phủ".
Lãnh đạo tỉnh trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho huyện Châu Đức- Ảnh: ĐÔNG HÀ
Tối 9-8, huyện Châu Đức vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, phần thưởng cao quý của Chủ tịch nước trao tặng.
Là vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa từ lâu đời, xã Thanh Lĩnh đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, gọi là xã Thanh La, tổng Võ Liệt. Sau Cách mạng Tháng Tám vào tháng 10/1946 sáp nhập với xã Hoa Quân và các làng Đồng Hòa, Đồng Du, Thanh Khiết thành xã Đồng Thanh. Đến ngày 20/04/1954, xã Đồng Thanh chia thành 2 xã là Thanh Lĩnh và Thanh Hương. Tên gọi xã Thanh Lĩnh bắt đầu có từ đây và tồn tại cho đến hôm nay.
Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc, cùng với đảng bộ quân và dân Thanh Chương, nhân dân xã Thanh Lĩnh đã đóng góp sức người, sức của trực tiếp chiến đấu trên khắp các chiến trường. Với tinh thần «Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người ». Thanh Lĩnh đã huy động trên 1.000 lượt thanh niên lên đường tòng quân và tham gia thanh niên xung phong; hàng trăm người tham gia dân quân du kích tự vệ địa phương; dân công hoả tuyến với 36.000 ngày phục vụ tiền tuyến. Huy động 1.200 tấn lương thực và 80 tấn thực phẩm phục vụ các chiến trường; tổ chức hàng trăm đợt cắm mốc cho các đơn vị rà phá bom mìn…Toàn xã có 140 liệt sỹ, hàng chục thương bệnh binh, 7 bà mẹ Việt Nam anh hùng và 19 cán bộ lão thành cách mạng và cán bộ tiền khởi nghĩa. Xã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công, huân huy chương kháng chiến. Hàng ngàn người dân cũng được tặng thưởng nhiều huân, huy chương các loại và được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Kết thúc chiến tranh, Thanh Lĩnh bắt tay vào khôi phục và phát triển kinh tế, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Lĩnh đã nỗ lực toàn diện, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, văn hóa xã hội phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững. Đặc biệt, trong việc thực hiện chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) Thanh Lĩnh có nhiều cách làm sáng tạo, khơi dậy nội lực, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Sau khi được UBND huyện Thanh Chương phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 5985/QĐ-UBND ngày 4/12/2011, UBND xã xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo, các tiểu ban thực hiện. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất được Đảng ủy xác định đó là phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, từ đó, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong toàn Đảng, toàn dân về xây dựng NTM. Nổi lên mạnh mẽ nhất đó là phong trào hiến đất, tài sản để xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, các công trình văn hóa phúc lợi. Bên cạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng, Ban chỉ đạo thường xuyên rà soát 19 tiêu chí, xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo quyết liệt. Với sự quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, kết quả đến ngày 26/12/2014, UBND tỉnh có Quyết định công nhận xã Thanh Lĩnh đạt chuẩn NTM, về đích trước 1 năm so với Nghị quyết Đại hội và là xã đầu tiên của huyện Thanh Chương chuẩn NTM.
Từ sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, phong trào xây dựng NTM nâng cao tiếp tục được cán bộ, đảng viên và nhân dân xã nhà thi đua sôi nổi. Nhiều hộ gia đình đã hiến đất, hiến tài sản để xây dựng các công trình giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, công trình văn hoá phúc lợi. Để giữ vững và phát huy xã đạt chuẩn NTM, Ban Chấp hành Đảng bộ đã chỉ đạo xây dựng nhiều đề án, kế hoạch để rà soát, đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí. Phong trào xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao, đường xã, đường bê tông thôn xóm được duy tu, sửa chữa, nâng cấp. Hệ thống đường hoa, cây xanh, điện chiếu sáng được nhiều lối xóm hưởng ứng tích cực. Kết quả, xã được UBND tỉnh công nhận đạt giải 3 xã NTM đẹp toàn tỉnh năm 2019 và có nhiều đoàn đến tham quan, học hỏi trong công tác xây dựng NTM. Năm 2021 xã Thanh Lĩnh được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2021.
Trên chặng đường phấn đấu về đích NTM kiểu mẫu, địa phương đã tiếp tục đầu tư huy động mọi nguồn lực để tập trung hoàn thiện nâng cao các tiêu chí. Cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp, tạo bộ mặt khang trang hơn và từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, dân sinh. Kinh tế có bước tăng trưởng, sản xuất nông nghiệp hàng hoá liên kết theo chuỗi giá trị được hình thành và phát triển, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho người nông thôn. Năm 2023, bình quân thu nhập chung của người dân trong xã là 56,479 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2022 là 1,49%; tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2023 là 1,48%.
Các lĩnh vực về giáo dục có sự phát triển cả quy mô và chất lượng, đặc biệt là trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cho các trường học. Bởi xã xác định đầu tư để giáo dục xã nhà phát triển là một trong những nội dung trọng tâm và được ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao và kiểu mẫu, chỉ tiêu đại hội Đảng bộ xã, 100% trường đạt chuẩn Quốc gia. Liên tục nhiều năm liền ngành giáo dục Thanh Lĩnh là lá cờ đầu của tỉnh, được nhiều cấp tôn vinh, khen thưởng, được ví là Bắc lý, Cẩm Bình của Nghệ An… Y tế được nâng cao chất lượng, đời sống văn hoá ở nông thôn, vệ sinh môi trường nông thôn được cải thiện, hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Huy động mãnh mẽ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn, đặc biệt là sự đồng thuận ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong xã; công tác tuyên truyền được thực hiện hiệu quả, đã làm thay đổi rõ nét nhận thức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân trong thực hiện chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu. Vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM kiểu mẫu ngày một nâng cao và người dân đã đón nhận được giá trị của xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Kỷ niệm 70 năm thành lập xã, đón nhận danh hiệu xã đạt bộ tiêu chí quốc gia “NTM kiểu mẫu” là dịp để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thanh Lĩnh phát huy truyền thống “đi đầu dậy trước” tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025; tiếp tục đẩy mạnh “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” đoàn kết cùng quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân; với tư tưởng tăng tốc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên và con em quê hương trên khắp mọi miền đất nước, xã Thanh Lĩnh sẽ thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã và huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra./.