VẬN CHUYỂN THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH NHẬP KHẨU
VẬN CHUYỂN THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH NHẬP KHẨU
Thực phẩm nhập khẩu và kinh doanh tại Việt Nam chịu sự quản lý của Luật An toàn thực phẩm. Mặt hàng thực phẩm rất rộng và thuộc quản lý chuyên ngành của 03 bộ là Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế. Bài viết Thủ tục nhập khẩu này là bài viết tổng trong cụm bài viết về thực phẩm, nên chúng tôi sẽ nhấn mạnh vào việc các nguyên tắc nhập khẩu chung của thực phẩm; cách xác định một mặt hàng thực phẩm cụ thể thuộc quản lý của bộ nào và dẫn chiếu đến các bài chi tiết để làm rõ về các mặt hàng cụ thể.
Thực phẩm rất rộng, theo thống kê của chúng tôi, mã HS thực phẩm lên tới hàng trăm mã thuộc 21 trên tổng số 96 chương trong danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam.
Cơ quan quản lý chuyên ngành có ban hành Danh mục quản lý theo HS cụ thể bao gồm:
Chi tiết danh mục theo Bộ Quản lý, bạn có thể xem tại các văn bản kể trên, tại bài viết này, HP Toàn cầu sắp xếp lại theo HS để thuận tiện trong việc làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng cụ thể
Lưu ý: các HS của bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, các Nhóm, phân nhóm chỉ mang tính chất hỗ trợ theo dõi, trao cứu; không có nghĩa là thủ tục, chính sách áp dụng cho tất cả các HS trong nhóm, phân nhóm đó. Chi tiết cần kiểm tra theo từng mặt hàng.
→ Để tìm hiểu mã “HS là gì”, bạn có thể tham khảo bài viết: Định nghĩa mã HS
Xem thủ tục nhập khẩu, thuế VAT và thuế nhập khẩu ưu đãi mỡi nhất theo HS chi tiết theo mặt hàng từ phân nhóm 08.01 đến 08.12, xem tại bài viết: Thủ tục nhập khẩu hoa quả, trái cây tươi
Trừ dạng đã được chế biến và đóng gói có thể sử dụng ngay
Phần Bộ Công thương quản lý thuộc danh mục Nước giải khát dùng ngay
Xem thủ tục nhập khẩu, thuế VAT và thuế nhập khẩu ưu đãi mỡi nhất theo HS chi tiết theo mặt hàng phân nhóm 2201; 2202; tại bài viết: Thủ tục nhập khẩu nước giải khát
Áp dụng đối với men hoặc vi sinh vật đơn bào còn sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
Để biết HS và thuế của thực phẩm chức năng, xem bài viết: Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng
Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm)
Thuộc danh mục kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế về Ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phục vụ cho kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
Thuộc danh mục kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế về Ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phục vụ cho kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
Căn cứ vào từng mặt hàng thực phẩm mà thuế người nhập khẩu phải nộp khi nhập khẩu có thể khác nhau, các loại thuế người nhập khẩu cần nộp khi nhập khẩu thực phẩm bao gồm:
Lưu ý, thuế nhập khẩu có thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu thông thường, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (theo các hiệp định thương mại)
Bài viết này chung cho mặt hàng thực phẩm, rất đa đạng, vì vậy, chi tiết về thuế, hãy xem tại các bài viết cụ thể theo mặt hàng hoặc liên lạc hỏi tư vấn của đội ngũ HP Toàn Cầu
Bạn có thể tra cứu thuế khi nhập khẩu thực phẩm mới nhất theo từng HS tại biểu thuế tổng hợp trên trang chủ website hptoancau.com như hướng dẫn tại hình bên dưới.
Thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của 03 bộ là Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vì vậy, khi nhập khẩu thực phẩm, viêc đầu tiên là xác định HS và sau đó xác định thực phẩm cần nhập thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ nào, theo văn bản pháp quy nào.
Từ việc xác định thuộc Bộ nào quản lý và theo văn bản pháp quy nào thì sẽ thực hiện thủ tục theo quy định liên quan.
HP Toàn Cầu – Chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển xuất khẩu, nhập khẩu Thực phẩm theo đường biển, đường hàng không từ Việt Nam đến các nước trên thế giới và ngược lại
Thực phẩm rất đa dạng phong phú và yêu cầu về vận chuyển cũng rất đa dạng, có những loại đi thực phẩm có thể vận chuyển ở nhiệt độ thông thường, có mặt hàng nhập khẩu ở nhiệt độ mát và có mặt hàng vận chuyển cần nhiệt độ đông lạnh; hàng hóa có thể vận chuyển theo đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt.
Vì vậy, hãy cung cấp thông tin về lô hàng cụ thể hoặc dự kiến của bạn cho HPG để nhận báo giá đầy đủ về các chi phí cho toàn bộ quá trình nhập khẩu. – LH: 0886115726 hoặc 0984870199, email: [email protected]
Bạn có thể xem qua thời gian vận chuyển từ một số thị trường chính mà Việt Nam có sản lượng nhập khẩu thực phẩm lớn như sau:
Nhập khẩu Thực phẩm cần giấy phép gì?
Thực phẩm nhập khẩu chịu sự quản lý của Luật An toàn thực phẩm, người nhập khẩu có trách nhiệm tuân thủ đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nhập khẩu thực phẩm.
Quy định chung về nội dung này được quy định tại Điều 38: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu tại Luật An toàn thực phẩm, như sau:
Điều 38. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu – Luật An toàn thực phẩm
1. Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện tương ứng quy định tại Chương III của Luật này và các điều kiện sau đây:
a) Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;
b) Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ.
3. Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thì áp dụng theo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn còn cần đáp ứng yêu cầu tại Điều 14 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 như sau:
Điều 14. Yêu cầu đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu
1. Sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu, trừ các thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thực phẩm do tổ chức, cá nhân Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài nhưng bị trả về và các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản vào Việt Nam;
b) Đối với sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm, sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm: Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam;
c) Mỗi lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc động vật, thủy sản nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam).
2. Thủ tục đăng ký quốc gia, vùng lãnh thổ và cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này vào danh sách xuất khẩu vào Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức, cá nhân được xuất khẩu các sản phẩm trên vào Việt Nam
Do danh sách thực phẩm nhiều và thuộc quản lý chuyên ngành của 03 bộ là Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế do đó về giấy phép/quy định chi tiết có thể khác nhau ở các mặt hàng.
Ở phía dưới bài viết bạn sẽ tìm thấy chính sách quản lý nhà nước và thủ tục nhập khẩu của một số mặt hàng thông dụng cũng như việc phân chia cơ quan quản lý theo HS.
Bạn có thể hiểu thêm khi vào từng bài viết chi tiết hoặc liên hệ với bộ phận tư vấn của HP Toàn cầu để được giải đáp theo hotline 0886115726