Đồ án: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÂN KHU KHU ĐỐI DIỆN TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI - DÂN CƯ TỈNH VÀ KHU TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI - DÂN CƯ TỈNH TRÀ VINH, TỶ LỆ 1/2000.
Đồ án: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÂN KHU KHU ĐỐI DIỆN TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI - DÂN CƯ TỈNH VÀ KHU TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI - DÂN CƯ TỈNH TRÀ VINH, TỶ LỆ 1/2000.
Khu công trình thương mại nhà hàng – khách sạn.
Khu công trình thương mại dịch vụ phía Tây
Cảnh quan khu vực trục đường Võ Nguyên Giáp đối xứng với khu trung tâm
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan toàn khu
Phân loại cây xanh: Nhìn chung trong khu quy hoạch cây xanh được phân thành 3 loại: cây dẫn hướng cây bóng mát và cây trang trí.
Bố trí các loại hình công viên trong khu vực công trình công cộng
Bố trí Các chủng loại cây xanh trong các không gian mở cạnh các trục chính
Với những phân tích về quy hoạch sử dụng đất như trên thì khu quy hoạch có bản thống kê chi tiết từng lô như sau:
đất công trình công cộng đô thị
đất công trình công cộng đô thị
đất công trình công cộng đô thị
đất hành chính chính trị đô thị
đất hành chính chính trị đô thị
đất công trình công cộng đô thị
IV.3- GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
VI.1. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN:
VI.1.1. Các chương trình dự án ưu tiên phát triển:
Với mục tiêu xây dựng Khu đối diện trung tâm Chính trị - Hành chính và Dịch vụ thương mại - dân cư tỉnh và Khu trung tâm Chính trị - Hành chính và Dịch vụ thương mại - dân cư tỉnh Trà Vinh phát triển kinh tế xã hội nhanh trong thời gian tới trên cơ sở hướng tới phát triển bền vững, phát huy hiệu quả tiềm năng và nguồn lực. Để tạo động lực phát triển khu vực quy hoạch đến năm 2030 cần chương trình và xây dựng các dự án mang tính chiến lược như sau:
Chiến lược phát triển khu đô thị thuộc phường 7
Thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực
(thông qua chiến lược phát triển không gian và hạ tầng khu vực )
Dự án nâng cấp đường Đô thị: đường Võ Nguyên Giáp (mở rộng lộ giới từ 34m lên 40m)
Triển khai các dự án xây dựng trụ sở ban ngành và các công trình công cộng trọng điểm: khu trung tâm hành chính – chính trị
Xây dựng công viên trung tâm, quảng trường trung tâm
Phát triển các tuyến đường chính liên kết khu vực
Nâng cấp tuyến đường Nguyễn Đáng, Võ Văn Kiệt, tuyến số 2
Xây dựng mới một số tuyến đường khu vực: tuyến số 3, 3B, 4, 5, D1, D3
Phát triển Giao thông công cộng
Phát triển vận tải hành khách công cộng (bus, taxi….)
Xây dựng các đầu mối giao thông liên kết các loại phương tiện giao thông: bến xe, trạm dừng chân…
Xây dựng bãi xe gần giao lộ đường Võ Văn Kiệt và tuyến số 3B
Phát triển các công trình dịch vụ cấp đô thị
Xây dựng mới công trình dịch vụ công cộng tại nút giao thông tuyến số 2 và D3
Đầu tư xây dựng khu phức hợp nhà hàng khách sạn gần khu công viên trung tâm
Xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ đầu mối cấp khu vực và liên khu vực.
Xây dựng công trình thể dục thể thao, giải trí cấp khu vực.
Hoàn thiện Trung tâm hội nghị và các khu vực xung quang Trung tâm hội nghị
Cải thiện môi trường đô thị
Chương trình cải tạo và nâng cấp mội trường sống đô thị
Xây dựng tram trung chuyển CTR
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Xây dựng tuyến ống cấp nước đến khu vực trung tâm dọc theo D1, tuyến đường sô 3,3B, 4
Giới hạn không gian phát triển dân cư (đường song hành với đường Võ Văn Kiệt)
VI.1.2. Các dự án trọng điểm ưu tiên:
Xây dựng Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh, các cơ quan ban ngành
Xây dựng tuyến số 3B, 4, và khu khu đô thị thuộc phường 5,6,7,8,9 tp Trà Vinh
- Xây dựng các Khu đô thị, khu dân cư (khu 11ha)
- Nâng cấp và chỉnh trang khu dân cư dọc theo Quốc lộ 53
- Khu vực trung tâm các đơn vị ở (lõi chính gồm một số công trình hạ tầng xã hội: trường học, trạm y tế, công viên…)
- Xây dựng khu công viên hồ nước trung tâm và các khu vực trung tâm
Chương trình phát triển thương mại,
- Xây dựng công trình thương mại, chợ tại Khu trung tâm thương mại phức hợp (nút giao thông đường Võ Nguyên Giáp và tuyến số 5)
- Triển khai khu vực phát triển phức hợp trên tuyến nhà hàng khách sạn 5 sao và các công trình thương mại khác
- Xây dựng Trung tâm thương mại –công trình công cộng (tại nút giao thông D3 và tuyến số 2)
Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng xã hội
- Xây dựng các sân thể dục thể thao trong các công viên đơn vị ở.
+ Đầu tư xây dựng thêm một số trạm y tế trong đơn vị ở
+ Đầu tư nâng cấp các trường THPT
+ Xây dựng mới thêm các trường cấp 2, 3
+ Xây dựng các trường mẫu giáo, câp 1
Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
+ Nâng cấp tuyến đường Võ Nguyên Giáp
+ Xây dựng tuyến đường số 2, tuyến số 3, 3B, tuyến số 4, tuyến số 5
+ Nâng cấp Tuyến xe buýt công cộng
- Cải tạo và xây dựng mới hệ thống thoát nước mưa tại các trung tâm đơn vị ở.
- xây dựng thêm một số tuyến 22kV mới
- Cải tạo, mở rộng lưới phân phối hạ thế
- Cải tạo và xây dựng mới hệ thống cấp nước trên cac tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ và trục GT liên phường, liên khu vực.
Thoát nước thải, quản lý CTR và nghĩa trang
- Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt khu vực trung tâm theo tiêu chuẩn quốc gia
- Xây dựng trạm xử lý nước thải (cục bộ)
- Dự án Tăng cường kiểm soát, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải rắn trong các khu trung tâm thương mại và dân cư
Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu
- Đánh giá tác động Biến đổi khí hậu và chương trình hành động thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH.
- Triển khai các kế hoạch cải tạo mọi trường và xây dựng các công trình phụ trợ
VI.2. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ:
Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư, cần phải có hệ thống các cơ chế chính sách, biện pháp huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao…
Tài chính đô thị gồm 3 bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau là: Tài chính Nhà nước đô thị, tài chính doanh nghiệp và tài chính của dân cư đô thị, trong đó, tài chính Nhà nước đô thị là bộ phận quan trọng nhất, có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển đô thị. Do vậy, để huy động nguồn tài chính cho đô thị thì cần phải có các giải pháp bảo đảm tính chặt chẽ về mặt pháp lý, đồng thời có được sự đồng thuận và sự ủng hộ cao của người dân đô thị.
Việc xã hội hóa các công trình công cộng, hay chương trình đổi đất xây dựng cơ sở hạ tầng cũng có thể xem xét là hướng huy động nguồn vốn mang lại tính khả thi cao.
Xúc tiến việc lập các dự án khả thi: Căn cứ vào quy hoạch, phân kỳ đầu tư và kế hoạch hàng năm, thực hiện đi trước một bước trong việc lập các dự án đầu tư.
Phân loại các công trình đầu tư trên địa bàn theo nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các công trình huy động vốn ngoài ngân sách hoặc công trình áp dụng theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Ngoài ra, có một số công trình có thể đề xuất hỗ trợ kinh phí lập dự án đầu tư.
Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục, tuyên truyền phổ biến các thông tin: dự báo phát triển kinh tế - xã hội, chính sách ưu tiên, thị trường, giá cả để các chủ đầu tư có quyết sách lựa chọn, bỏ vốn đầu tư vào các mục tiêu kinh tế quy hoạch đã đề ra.
Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư; tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư; chủ động xúc tiến, kêu gọi tìm kiếm đối tác đầu tư.
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, coi nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, nhất là các công ty đa quốc gia để tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến, mở rộng thị trường.
Lập dự án một số khu vực để thực hiện cơ chế đổi đất xây dựng cơ sở hạ tầng.
a. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách:
- Nguồn vốn xây dựng cơ bản do thị xã quản lý:
Là nguồn vốn chính để đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dự án nâng cấp đô thị. Nguồn vốn này chủ yếu là nguồn ngân sách Trung ương bổ sung thông qua ngân sách tỉnh. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ Trung ương để đầu tư các công trình trọng điểm cơ sở hạ tầng, huy động tối đa vốn trái phiếu Chính phủ để phát triển hệ thống hạ tầng như giao thông, y tế, giáo dục, cấp thoát nước, …
Cần phải có cơ chế tốt trong việc thực hiện nhanh gọn đền bù, giải phóng mặt bằng, giới thiệu địa điểm, giao đất cho các công trình nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư của các ngành trên địa bàn.
- Nguồn thu để lại: Là nguồn thu quan trọng nhất cho ngân sách đô thị gồm nguồn thu sử dụng đất và thuê đất, thu xổ số kiến thiết, thu thuế tài nguyên... Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến nguồn thu tiền sử dụng đất, thuê đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất. Đây là nguồn thu có thể huy động được và được để lại đầu tư. Để tăng cường nguồn thu này cần phải tiến hành các giải pháp xúc tiến quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đô thị để hình thành các quỹ đất có thể bán đấu giá hoặc giao đất thu tiền sử dụng đất. Ngoài ra chính quyền đô thị cần quản lý chặt chẽ về đất, giá đất và các quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Vốn đầu tư huy động theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm: Cần có cơ chế ưu tiên đầu tư cho các dự án có vốn đóng góp của địa phương với một tỷ lệ phù hợp. Có thể đó là một tỷ lệ đóng góp của nhân dân địa phương bằng ngày công huy động được hoặc bằng vốn đối ứng, vốn tự có của địa phương, vốn của các doanh nghiệp đóng góp. Vốn đóng góp cũng có thể bằng hình thức giá trị quyền sử dụng đất.
b. Nguồn vốn tín dụng Nhà nước:
Triển khai chương trình hỗ trợ tín dụng Nhà nước cho các doanh nghiệp có các dự án thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định của Chính phủ, nhất là các dự án ngành công nghiệp ưu tiên, du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý chất thải cho công nghiệp, dân cư, bảo vệ môi trường đô thị.
Khai thác quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng cho đô thị, cho các khu dân cư, sử dụng hình thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, coi đây là nguồn vốn lớn. Tuyên truyền nhân dân tự giác đóng góp bằng giá trị khi xây dựng, mở rộng các tuyến giao thông đô thị.
d. Vốn từ các doanh nghiệp tự đầu tư:
- Lên danh mục các dự án cơ hội (về khai thác quỹ đất) với địa điểm và dự kiến nội dung đầu tư cụ thể, đăng ký với UBND, sau đó công khai kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, giao cho các doanh nghiệp lập các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác quỹ đất để thu hồi vốn. Có thể một doanh nghiệp đứng làm chủ đầu tư một dự án chung và kêu gọi nhiều doanh nghiệp khác ứng vốn trước để tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, sau đó nhận lại mặt bằng để thực hiện đầu tư một số hạng mục trong dự án chung của khu vực đó.
- Xây dựng các quy hoạch và lập các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khép kín để huy động vốn: Có thể giao cho một doanh nghiệp có chức năng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lập dự án đầu tư một khu đô thị mới. Theo cơ chế vốn doanh nghiệp tự bỏ ra đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sau đó thu hồi theo phương thức chuyển quyền sử dụng đất trong khu vực đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Để thực hiện vấn đề này cần phải mạnh dạn chấp nhận thị trường bất động sản với một phương thức vận dụng phù hợp trong điều kiện của địa phương.
- Thực hiện chính sách thu hút đầu tư theo cơ chế thu hút đầu tư của tỉnh:Trong phạm vi các dự án nằm trong danh mục ưu tiên khuyến khích đầu tư được hưởng cơ chế ưu đãi đầu tư theo quy định của luật khuyến khích đầu tư trong nước và quy định của UBND tỉnh Trà Vinh về cơ chế thu hút đầu tư áp dụng trong tỉnh. Ngoài ra để tăng cường thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào địa bàn thị xã; UBND tỉnh, thị xã cần đề xuất các cơ chế thu hút đặc biệt, đặc biệt là các dự án đầu tư trên lĩnh vực kinh doanh (Cơ sở hạ tầng dịch vụ, thương mại, du lịch, công nghiệp).
- Ngoài vấn đề trên, Nhà nước cũng cần khuyến khích việc phát triển các hình thức hợp tác liên kết kinh tế giữa Nhà nước và các thành phần kinh tế khác nhằm huy động tối đa các nguồn lực tài chính còn nhàn rỗi trên địa bàn. Nhà nước chủ động đầu tư và gọi vốn các thành phần kinh tế khác xây dựng các doanh nghiệp mới hoặc cải tạo mở rộng quy mô của các doanh nghiệp hiện có thông qua các hình thức góp vốn...
e. Huy động vốn qua ngân hàng:
- Các ngân hàng kinh doanh phải tìm các biện pháp huy động tối đa các nguồn vốn còn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế, cũng như huy động từ các nguồn vốn nước ngoài; đồng thời thực hiện tốt việc cho vay lại trên cơ sở đổi mới thủ tục cho vay, thẩm định các dự án...nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hướng vào vay trung và dài hạn. Đồng thời Nhà nước có biện pháp xử lý rủi ro bất khả kháng và những vấn đề liên quan đến sự khác nhau giữa thời gian huy động vốn ngắn hạn nhưng cho vay trung và dài hạn.
- Một số giải pháp huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách để đầu tư: Phân loại danh mục các công trình có thể huy động theo phương thức kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm (đầu tư ngân sách kết hợp vốn vay huy động 100% vốn huy động từ doanh nghiệp và nhân dân): giao thông đô thị, công viên và các khu dịch vụ; xây dựng chợ, trung tâm thương mại...
Việc xác định quy mô, vị trí của khu đối diện trung tâm chính trị-hành chính tỉnh và khu trung tâm chính trị - hành chính, dịch vụ, thương mại và dân cư tỉnh Trà Vinh làm cơ sở cho việc lập quy hoạch chi tiết và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng theo đúng định hướng chiến lược phát triển của tỉnh nói chung và của thành phố nói riêng.
Việc thực hiện đồ án cần có sự hợp tác, phối hợp đồng bộ của các cơ quan ban ngành liên quan để đảm bảo quá trình triển khai thực hiện nhanh chóng và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Theo đó Khu đối diện trung tâm Chính trị - Hành chính và Dịch vụ thương mại - dân cư tỉnh và Khu trung tâm Chính trị - Hành chính và Dịch vụ thương mại - dân cư tỉnh Trà Vinh cần kết nối hạ tầng và cảnh quan với tuyến đường Võ Nguyên Giáp, khu công viên hồ nước, khu trung tâm chính trị - hành chính để tạo điểm nhấn cho thành phố Trà Vinh nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung.
Kính trình UBND tỉnh Trà Vinh cùng các Sở ban ngành có liên quan xem xét, thẩm định và phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu Khu đối diện trung tâm Chính trị - Hành chính và Dịch vụ thương mại - dân cư tỉnh và Khu trung tâm Chính trị - Hành chính và Dịch vụ thương mại - dân cư tỉnh Trà Vinh với quy mô khoảng 150ha để có thể nhanh chóng triển khai các bước tiếp theo ./.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,
Một góc Khu công nghiệp Biên Hòa 1 đã được chuyển công năng để xây khu trung tâm hành chính - chính trị tỉnh Đồng Nai - Ảnh: A LỘC
Ngày 5-4, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ 11 (khóa XI), các đại biểu đã thông qua tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương di dời, xây mới khu trung tâm hành chính - chính trị.
Theo đó, khu trung tâm hành chính - chính trị mới được xây dựng tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (phường An Bình, TP Biên Hòa) đang được chuyển đổi công năng thành khu đô thị thương mại - dịch vụ với quy mô 44ha. Trong đó, có 19ha xây dựng các cơ quan hành chính, còn lại là đất cây xanh và ven sông.
Cũng tại đây, trụ sở của Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII đã hoàn thành, còn trụ sở Công an tỉnh Đồng Nai đang được xây dựng.
Trung tâm hành chính - chính trị mới được xây dựng bởi nguồn vốn đầu tư công bằng nguồn thu quỹ đất đấu giá Khu công nghiệp Biên Hòa 1. Khu trung tâm mới ở vị trí trung tâm TP Biên Hòa với hệ thống giao thông kết nối thuận lợi: quốc lộ 51, quốc lộ 1, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên…
Theo tờ trình, việc di dời, xây dựng trung tâm hành chính - chính trị mới đáp ứng điều kiện xây dựng một khu hành chính - chính trị mới tập trung, chuyên nghiệp, hiện đại, hạ tầng đồng bộ, bảo đảm các cơ quan công sở bố trí liên hoàn, tạo môi trường làm việc hiệu quả, thuận lợi trong giao dịch của người dân, khắc phục tình trạng phân tán các cơ quan công sở hiện nay.
Đồng thời, góp phần giảm áp lực về quỹ đất xây dựng cơ quan hành chính trong đô thị cũ, khai thác hiệu quả quỹ đất đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và TP Biên Hòa.
Sau khi được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai thông qua chủ trương, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục hoàn thiện các bước tiếp theo để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đề án chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ Biên Hòa là một trong những công trình, dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai.
Mục tiêu chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành một khu đô thị - dịch vụ - thương mại hiện đại, tạo điểm nhấn cho đô thị Biên Hòa. Đồng thời, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai cho hơn 10 triệu dân của Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM.
Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1. Đến cuối tháng 1-2021, Thủ tướng tiếp tục có văn bản chấp thuận đưa Khu công nghiệp Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam.
Qua rà soát, đề án được chia thành 6 dự án thành phần gồm: xây dựng khu trung tâm hành chính - chính trị tỉnh và 5 dự án xây dựng khu đô thị - thương mại - dịch vụ được phân chia theo các phân khu.